Thế nào là dìu đọt? đốt đọt? thả đọt? kéo đọt? chặn đọt? Cách chăm sóc cơi đọt sầu riêng trong giai đoạn nuôi trái (P1)

Kênh Youtube Mekong Agri - Admin tổng hợp   16/06/23

Trước tiên ta cùng tìm hiều về các mốc thời gian quan trọng trong giai đoạn nuôi trái sầu riêng và các đặc điểm nổi bật.

Giai đoạn 4 tuần đầu sau khi đậu trái

Là giai đoạn sầu riêng phát triển chậm nhất, thực hiện quá trình phân chia tế bào (số lượng gai, số lượng hạt), không có sự gia tăng về kích thước. Và bên cạnh đó còn là giai đoạn rụng trái non diễn ra mạnh nhất.

Vấn đề đáng lo ngại nhất ở đấy chính là cạnh tranh dinh dưỡng, thời tiết, nấm bệnh dẫn đến tình trạng rụng trái đặc biệt với các loại giống mỏng hạt, một số giống mẫn cảm với việc rụng trái thì sẽ áp lực cao hơn.

Ở các vườn lâu năm và trồng sầu ri 6 nếu áp lực rụng không cao thì nhiều bà con áp dụng vừa nuôi trái vừa nuôi đọt.

Giai đoạn tuần thứ 5 tới tuần thứ 6

Với các giống Ri 6, Musang King việc rụng giảm hoặc không rụng thì có thể cân nhắc biện pháp dìu đọt.

Đối với giống Monthong thời điểm này vẫn còn rụng, giống này có thể rụng cho đến 40-45 ngày.

Giai đoạn tuần thứ 6 đến tuần 12

Một số giống sớm ngày đã bắt đầu vô cơm, giai đoạn cây phát triển mạnh về kích thước trái.

Đối với Ri 6 và Musang King: 45-75 ngày sau khi đậu trái
Đối với: 55-90 ngày sau khi đậu trái

Tuy cùng 1 giống nhưng mỗi vùng miền do đặc điểm địa hình, thời tiết khác nhau nên quy trình trái ở Miền Đông sẽ đi chậm hơn so với miền Tây từ 10-20 ngày:

- Ri 6, Musang King: Miền Đông chậm hơn miền Tây 10-20 ngày/quy trình trái. Tây Nguyên chậm hơn miền Tây 20-30 ngày/quy trình trái.

Bán Combo 05: Siêu kích thích to trái (Bộ nguyên liệu phối trộn tặng kèm công thức pha chế)

Xem thêm > Combo 05: Siêu kích thích to trái (Bộ nguyên liệu phối trộn tặng kèm công thức pha chế)

- Monthong: Miền Đông chậm hơn miền Tây 15-25 ngày/quy trình trái. Tây Nguyên châm hơn Miền Tây 35-45 ngày/quy trình trái.

Ở thời điềm này việc canh tranh dinh dưỡng trong những tuần này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cơm trái như: Sượng cơm, cháy múi, nhão cơm, sượng cứng, lên màu kém, không bóng, vàng gia, bể đầu gai, nứt trái... Đây là giai đoạn rất quan trọng và việc tác động lên cơi đọt yêu cầu bà con phải nắm rõ từng khái niệm từng công việc của các sản phẩm sử dụng.

Xem thêm > Vi nấm trắng, vi nấm xanh diệt nhện đỏ, bọ trĩ, rầy... an toàn, không kháng thuốc

Các biện pháp thường tác động vào cơi đọt trong giai đoạn nuôi trái sầu riêng đó chính là: dìu đọt, đốt đọt, thả đọt, kéo đọt, chặn đọt, vậy ý nghĩa của các các biện pháp trên là gì? Các biện phá trên nên áp dụng ở thời điểm nào? Nên sử dụng các sản phẩm nào ở từng biện phá để đạt hiệu quả cao? Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu.

Kéo đọt trên cây sầu riêng là gì?

Kéo đọt trên là một biện pháp sử dụng dinh dưỡng và chất kích thích sinh trưởng để giúp cho các cơi đọt đã hình thành rồi phát triển mạnh mẽ và đồng loạt (thời điểm cơi đã nhú mũi giáo hoặc mới xuất hiện ở các nách lá).

Đối với các loại cây tơ hoặc cây đang mang trái, tất cả các dinh dưỡng sử dụng đều giống nhau bởi lẽ mục đích chính ở đây là kéo cơi đọt.

Công thức bón lá tham khảo: 
- GA3: 5-10ppm + 2g/L NPK 30-14-6 + 1-2g/L Amino Acid + vi lượng tổng hơp

- Hoặc có thể sử dụng Combo 03, bộ sản phẩm có chứa GA3, Amino Acid, vi lượng, Auxin NAA tiết kiệm chi phí và hiệu quả.

Phân bón qua gốc áp dụng cho kéo đọt là gì?

Sử dụng các công thức NPK có hàm lượng đạm cao: 2:1:1 hoặc 3:2:1

Xem thêm > Sodium Para-nitrophenolate 99% tăng hiệu quả của phân bón gốc từ 130 - 150%, bạn đã biết ?

Bán Combo 03: Siêu kéo chồi, mở lá, kéo lóng, cao cây, rễ khỏe (Bộ nguyên liệu tặng kèm công thức pha chế)

Xem thêm > Combo 03: Siêu kéo chồi, mở lá, kéo lóng, cao cây, rễ khỏe (Bộ nguyên liệu tặng kèm công thức pha chế)

Một số khuyến cáo khi kéo đọt:

- Đã có những khuyến cáo cho rằng có thể kéo đọt cho cây từ 7-10 ngày sau khi đậu trái. Tuy nhiên gần đây do những chuyển biến thời tiết bất thường, quá trình chăm sóc của sầu riêng gặp những khó khăn nên ít áp dụng.

- Và ở một số vườn lâu năm, giống Ri 6 số lượng lá ít, nhỏ và tỷ lệ rụng trái non rất ít nên các nhà vườn vẫn áp dụng 1 cơi đọt ở thời điểm này để đảm bảo cho cây có 1 cơi đọt mới hỗ trợ cho giai đoạn nuôi trái về sau. Tuy nhiên hiện nay cũng ít được áp dụng đặc biệt với cây tơ và giống Monthong thì tuyệt đối không.

Còn tiếp >>> Thế nào là dìu đọt? đốt đọt? thả đọt? kéo đọt? chặn đọt? Cách chăm sóc cơi đọt sầu riêng trong giai đoạn nuôi trái (P2) 

Bình luận

Viết bình luận:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: