Thả đọt là gì? trường hợp nào nên thả đọt?
Thả đọt nghĩa là theo những đặc tính tự nhiên của cây để cây phát triển đọt tự nhiên mà không có sự tác động về dinh dưỡng, chất kích thích sinh trưởng… mà chỉ quản lý sâu bệnh cho cơi đọt.
Đối với thả đọt thường cũng chỉ áp dụng trên giống ri 6 hoặc vườn lâu năm, tuy nhiên hiện nay biện pháp này cũng không khuyến cáo áp dụng rộng rãi.
Công thức bón gốc tham khảo khi thả đọt: Tùy vào điều kiện thời tiết và khu vực, áp dujnng công thức: 2:1:1 hoặc 1:1:1
Dìu đọt trên sầu riêng là gì? công thức dìu đọt đạt hiệu quả cao?
Cũng là 1 công việc ngầm hiểu như nuôi cơi đọt nhưng lúc này sẽ dùng dinh dưỡng để thúc đẩy sự phát triển và tạo sự già hóa của lá, của cơi đọt nhanh hơn để đáp ứng mục đích gì đó sắp tới cần tới sự quang hợp của cơi đọt này.
Còn đối với cây ở giai đoạn mang trái thì phải làm sao cho cơi đọt phát triển già hóa và theo mục đích chính của mình để tránh cạnh tranh dinh dưỡng đến giai đoạn phát triển kích thước trái mạnh nhất, tránh tình trạng sượng cơm, cháy múi...
- Công thức phân bón lá tham khảo: NPK 10-60-10 2-3g/L + Trung lượng + vi lượng
- Công thức phân bón gốc tham khảo: sử dụng các loại phân có hàm lượng lân cao, NPK với tỷ lệ: 10:60:10, 15:30:15... ngoài ra bổ sung thêm trung vi lượng để thúc đẩy quá trình quang hợp, mở lá, phân chia tế bào, thúc đẩy quá trình già hóa.
Xem thêm > Phân bón vi lượng Combi Chelate 01 |
Tại sao lại có bước dìu đọt?
Do thời tiết mùa vụ ảnh hưởng nên thông thường trong 4 tuần đầu tiên là giai đoạn rụng trái sinh lý, đặc biệt gặp vào mùa mưa. Thậm chí trong việc xử lý nghịch vụ của miền Tây năm nay chắc chắn bà con sẽ áp dụng chặn đọt, nếu mưa càng nhiều thì hóa chất sử dụng nhiều lần hơn thì lúc này cơi đọt sẽ bị yếu, đi không đồng đều.
Sau giai đoạn rụng trái non (Sau 4 tuần) có thể tạo ra cơi đọt mới hoặc dìu đọt.
Như trên đã đề cập, giai đoạn vô cơm là đoạn phát triển mạnh nhất. Với Si 6, Musang King từ 45 ngày trở về sau, Monthong từ 55 ngày trở về sau. Ở trước thời điểm này nhà vườn thường áp dụng biện pháp chặn đọt, Vào tới giai đoạn nuôi cơm này sẽ áp dụng biện pháp dìu đọt để cơi đọt này mở lá lụa đủ khả năng quang hợp.
Khi quang hợp được sẽ hỗ trợ cho cây nuôi trái, đồng thời khi lá đã tự quang hợp thì sẽ không cạnh tranh dinh dưỡng với trái. Khi cơi đọt già hóa, lụa hoàn toàn thì sẽ trở thành 1 cơi đọt đắc lực hỗ trợ cho cây nuôi trái.
Bởi vậy thời gian xử lý dìu đọt hiệu quả nhất thì phải thực hiện trước khi bắt đầu vào giai đoạn trên 7-10 ngày để có lá lụa đủ khả năng quang hợp, không cạnh tranh dinh dưỡng với trái.
Tùy vào tập tính của từng địa phương, điều kiện thời tiết có thể dìu đọt theo khoảng thời gian như sau:
- Đối với Ri 6, Musang King: Tuần 5-6 (30-40 ngày). Khu vực miền Tây khoảng đầu tuần thứ 5, Miền Đông và tây Nguyên khoảng giữa hoặc cuối tuần thứ 6.
- Với Monthong: Miền Tây đầu tuần thứ 7, Miền Đông và Tây Nguyên giữa hoặc cuối tuần thứ 8.
Chặn đọt là gì? sử dụng sản phẩm gì để chặn đọt cho sầu riêng?
Chặn đọt có nghĩa là ức chế khả năng phát triển của đọt, dùng dinh dưỡng, chất điều hòa sinh trưởng làm giảm hoặc dừng sự phát triển của cơi dọt trong khoảng thời gian nhất định để kiểm soát đọt giai đoạn cây ra hoa đậu trái, nhằm tập trung dinh dưỡng cho cây nuôi trái, đồng thời giảm thiểu sự canh tranh dinh dưỡng gây rụng hoa, rụng trái trái non làm giảm năng suất.
Phương pháp thường được nhà vườn áp dụng ở thời điểm cây dưới 60 ngày tuổi.
Sản phẩm sử dụng: các sản phẩm có tính ức chế, lân cao: MKP, KNO3, Mepiquat Chloride, Chlorormequat Chloride (CCC)...
Công thức phun lá: 1-1.5kg MKP + Mepiquat Chloride 100g cho 200L nước phun tập trung vào tán là, tránh phun và hoa và quả.
Xem thêm > Mepiquat Chloride 98% chất ức chế sinh trưởng, kiểm soát chiều cao, tăng năng suất |
Đốt đọt (phá đọt) trên sầu riêng là gì? Đốt đọt (phá đọt) có an toàn khi áp dụng?
Đốt đọt hay còn gọi là phá đọt tức là dùng dinh dưỡng/hóa chất làm rụng lá non trên cơi đọt mới. Mục đích để làm giảm cạnh tranh dinh dưỡng với trái.
Lưu ý: Đây là phương pháp không khuyến cáo áp dụng nhiều vì sẽ có những rủi ro như: cháy lá gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cây, cạn kệt dinh dưỡng, khó phục hồi.
Biện pháp này chủ yếu áp dụng ở khu vưc Tây Nguyên để giảm công lao động, số lần chặn đọt, địa hình hiểm trở.
Công thức phun lá: 1kg MKP + 100 Mepiquat Chloride + 5ml Ethephon 40% cho 100L nước phun 1 lần duy nhất lên tán lá, không phun lên hoa và trái.
Phân bón gốc áp dụng tỷ lệ 1:1:1
Mong rằng các thông tin trên bổ ích đói với bạn đọc, chúc bạn đọc có vụ mùa bội thu.