Tư vấn công thức bón phân cho cây rau ăn lá xanh ngon mơn mởn

Admin   14/10/19

Lựa chọn công thức bón phân cho rau ăn lá? có nên bón mình đạm urea cho rau ăn lá? chọn tỷ lệ phân bón cho rau ăn lá như thế nào cho phù hợp? rau ăn lá có cần bón phân vi lượng?... Các câu hỏi sẽ được giải đáp trong chuyên mục tư vấn công thức bón phân cho rau ăn lá sau đây:

1/ Lựa chọn các loại rau ăn lá giàu chất dinh dưỡng 

Các loại rau ăn lá bao gồm các loại cải (bắp cải, cải ngọt, cải cúc, cải thìa, cải chíp, cải bẹ xanh, cải ngồng, cải thảo, cải bó xôi...), rau mồng tơi (tầm tơi), rau ngót, rau cần, rau muống, rau súp lơ, rau đay, rau chùm ngây...

Bán giống cải ngọt Rado 54

Tìm hiểu thêm >

2/ Lựa chọn công thức phân bón cho ăn lá

Nên lựa chọn các công thức có tỷ lệ đạm cao, lân và kali thấp, tỷ lệ NPK thường là 10-1-1 hoặc 10-2-2: nên chọn các loại phân bón hỗn hợp NPK có tỷ lệ như: NPK 30-3-3; 20-2-2; 25-5-5..

3/ Có nên bón mình đạm Urea cho cây rau ăn lá? có nên bón vi lượng cho rau ăn lá?

Bà con nông dân thường mua đạm urea về tưới thúc cho rau nhanh lớn, như vậy liệu có tốt? có đủ dinh dưỡng để cây rau phát triển cân đối, năng suất? Thực chất trong quá trình bón lót khi trồng rau, người nông dân đã bón các loại phân bón lót trước khi trồng, trong các loại phân bón lót này thường có hàm lượng lân cao (VD: NPK 5.10.3; Lân Supe...) và hàm lượng Kali vừa phải để cung cấp cho rau suốt quá trình sinh trưởng.

Tuy nhiên trong một số trường hợp người trồng không bổ sung phân bón lót (lứa rau gần nhau, trồng rau trên giá thể, trồng rau trong thùng xốp...), như vậy sau mỗi lần thu hoạch dinh dưỡng Lân, Kali và vi lượng sẽ thiếu hụt làm cho cây rau phát triển sẽ không khỏe mạnh, không tươi tốt, rau sẽ không ngon, dễ bị sâu bệnh tấn công, rau bảo quản không được lâu sau khi thu hoạch...

Vì vậy việc bón bổ sung lân, kali vi lượng chất hữu cơ cho rau sẽ giúp rau phát triển cân đối, khỏe mạnh, tươi ngon, bảo quản được lâu.

4/ Có nên bón phân chuồng cho rau ăn lá?

Phân chuồng hoai mục là một loại phân bón giàu hữu cơ, đa lượng và vi lượng tự nhiên... giúp đất tơi xốp, hệ vi sinh vật trong đất phát triển, bộ rễ cây rau phát triển khỏe mạnh. Vì vậy nếu có điều kiện bà con nên bón phân chuồng hoai mục cho đất trồng rau.

Lưu ý: không nên bón phân chuồng tươi vì trong phân chuồng có thể có chứa hạt cỏ dại, ấu trùng, nhiều bào tử ngủ nghỉ của nấm, xạ khuẩn, vi khuẩn gây hại, hơn nữa còn có nhiều tuyến trùng gây bệnh.

5/ Có thể thay phân chuồng bằng các loại phân bón khác?

Có rất nhiều các loại phân bón hoặc hợp chất hữu cơ có thể thay thế phân chuồng như: Phân trùn quế đóng gói sẵn, Amino axit, Axit Humic, Bột rong biển, Kali Humate, bột hữu cơ cao cấp... các sản phẩm này thường đã được các nhà sản xuất tinh chế và đóng gói bán sẵn trên thị trường sử dụng rất thuận tiện và giá cả hợp lý... có thể dụng trong hộ gia đình, dùng bón cho giá thể rau mầm, bón cho rau trồng sân thượng, rau trồng trong thùng xốp...

Bán bột hữu cơ cao cấp

Tìm hiểu thêm >

4/ Có nên sử dụng chất kích thích sinh trưởng cho cây rau ăn lá?

Có rất nhiều các loại chất kích thích sinh trưởng có thể phù hợp cho rau ăn lá như: Compound Nitrophenolate, Cytokinin DA-6, Gibberellic Acid (GA3). Các chất kích thích sinh trưởng này giúp rau lớn nhanh chóng, tăng lứa hái, kéo dài thời gian thu hoạch, giúp rau quang hợp tốt, kích thích trao đổi chất dinh dưỡng, kích thích hấp thụ phân bón, tăng năng suất... Nếu đảm bảo thời gian cách ly (khoảng 5 - 7 ngày) các chất kích thích này hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.

Bán chất kích thích sinh trưởng DA6

Tìm hiểu thêm >

Lưu ý để phát huy hết tác dụng của các chất kích thích sinh trưởng bà con nên sử dụng các chất kích thích sinh trưởng kết hợp với bón đầy đủ cân đối dinh dưỡng đạm, lân, kali và vi lượng cho cây rau, như vậy cây rau sẽ đảm bảo tươi, giòn, ngon và bảo quản được lâu dài. Chỉ cần bà con dừng bón phân và chất kích thích sinh trưởng 7 - 10 ngày trước khi thu hoạch.

5/ Tính toán công thức bón phân cho rau ăn lá.

5.1/ Công thức bón lót cho rau ăn lá:

Phân bón lót cho rau ăn lá thường là phân chuồng hoai mục (hoặc thay thế bằng Bột hữu cơ cao cấp), bổ sung chất giữ ẩm, lân supe (hoặc phân MAP), với lượng phối trộn như sau:

+ Phân chuồng hoai mục: 500g - 2kg/1m2 đất hoặc Bột hữu cơ cao cấp: 100 - 200g/1m2 đất

+ Phân supe lân: 400 - 500g/1m2 đất hoặc 50 - 100g MAP/1m2 đất

+ Nên bổ sung chất giữ ẩm với tỷ lệ: 80 - 150g/1m2 đất

Trộn đều các loại phân bón và hợp chất trên với đất trước khi trồng hoặc gieo hạt rau.

5.2/ Công thức bón thúc cao cấp cho rau ăn lá

Công thức phân bón thúc cho rau ăn lá loại cao cấp (sử dụng cho hộ gia đình) trồng rau sạch, rau an toàn, rau trồng trên sân thượng, lượng phối trộn như sau, lượng tính cho 10kg:

+ Đa lượng: Đạm Urea: 7kg; MAP 12-61: 500g; K2SO4 (Kali Sunphat): 500g.

+ Vi lượng, chất điều hòa sinh trưởng, hợp chất hữu cơ: Bột hữu cơ cao cấp: 100g; Bột rong biển: 50g; Kali Humate: 50g; Amino Axit: 100g.

Các nguyên liệu trên trộn đều, buộc kín (tránh tiếp xúc với độ ẩm của không khí), sử dụng tưới cho rau ăn lá: Nồng độ pha 40 - 100g/10 lít nước, 7 - 10 ngày tưới một lần.

Lưu ý: Amino Axit có nguồn gốc từ xác bã động thực vật biển nên có mùi hơi khó chịu, cần phải buộc kín túi sau khi sử dụng.

Bán chất kích thích hấp thụ phân bón Compound Nitrophenolate

Tìm hiểu thêm >

5.3/ Công thức bón thúc thông dụng cho rau ăn lá

Công thức phân bón thúc cho rau ăn lá loại loại thông thường: Bón ngoài ruộng, kinh doanh rau an toàn với diện tích lớn, lượng tính cho 1000kg.

+ Đa lượng: Đạm Urea: 700kg; Supe lân Lâm Thao: 200g; KCl (Kali Clorua): 50kg.

+ Vi lượng, chất điều hòa sinh trưởng, hợp chất hữu cơ: Bột hữu cơ cao cấp: 50kg; Chất kích thích hấp thụ phân bón (Compound Nitrophenolate): 500g; Magie Chelate (MgEDTA): 200g, Sắt Chelate (FeEDTA): 200g; Đồng Chelate (CuEDTA): 100g.

Các nguyên liệu trên trộn đều, buộc kín (tránh tiếp xúc với độ ẩm của không khí), sử dụng bón/tưới cho rau ăn lá: Lượng bón từ 20 - 40kg/1000m2.

Chúc các bạn thành công! Mọi thắc mắc xin liên hệ: 0362.1800.36

Bình luận

Viết bình luận:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: