Trung, vi lượng vô cơ |
Trung, vi lượng chelate |
Nguyên liệu chính: Muối của các vi lượng với gốc Sunphat, Clorua, Cacbonat…. VD: CuSO4.5H2O; ZnSO4.H2O; CaCl2, MgSO4, MnSO4, CaCO3,… |
Nguyên liệu chính: Phức chất vòng càng (càng cua) giữa các vi lượng và hợp chất hữu cơ dẫn xuất từ Aminoaxit, Polycacboxylic axit. VD: CuEDTA, ZnEDTA, MnEDTA… |
Các nguyên tố vi lượng là các kim loại không thể tồn tại ở dạng ion trong môi trường nước khi mà trong đó tồn tại các anion phốt phát (từ phân lân), anion sunfua (từ H2S là kết quả của sự phân rã của sinh vật nói chung mà thực chất là protein trong tự nhiên) và anion cácbonat (từ sự hòa tan của khí CO2 trong không khí vào nước). Các ion và anion này sẽ liên kết với nhau tạo ra kết tủa là các hợp chất không tan, lắng đọng lại trong đất và trong nước nên rễ cây sẽ không thể hút được. |
- Phức vi lượng chelate bền vững trong môi trường từ axit nhẹ đến trung tính rồi kiềm nhẹ và đặc biệt các ion kim loại tạo phức này không bị kết tủa bởi các anion phôt phat, sunfua và cacbonat. - Các chất hữu cơ để tạo ra phức thậm chí còn có khả năng lôi kéo được các ion kim loại ra khỏi các hợp chất không tan của phốt phát, sunfua, cacbonat và cả dạng oxyt hoặc các muối khác không tan của chúng tồn tại săn trong đất. - Rễ cây sẽ hút các chất dạng phức này và thành phần hữu cơ của chất tạo phức lại còn có tác dụng như một chất kích thích sinh trưởng. |
- Tùy vào pH của từng vùng đất mà hiệu suất của từng loại vi lượng vô cơ phát huy rất khác nhau, vì vậy cây trồng rất dễ bị hiện tượng thiếu loại vi lượng này và thừa (ngộ độc) loại vi lượng kia. - Khi cây trồng bị ngộ độc vi lượng còn nguy hiểm hơn cây trồng thiếu vi lượng. |
Phức vi lượng chelate rất bền trên tất cả các vùng đất, phát huy tốt đa hiệu suất của nó, vì vậy chỉ cần với lượng bón rất ít cây trồng vẫn có thể hấp thu đầy đủ dưỡng chất và phát triển một cách khỏe mạnh và cân đối. |
Một số minh chứng khi bón vi lượng vô cơ và vi lượng Chelate và trong đất và khi phối trộn với phân hỗn hợp NPK:
1. Vi lượng vô cơ (đặc biệt là ion Sắt) lập tức bị kết tủa tạo thành váng trong nước ngay kể cả độ pH thông thường hoặc thậm chí đất chua (Trong đất có váng sắt nhưng cây trồng vẫn có biểu hiện thiếu sắt).
Viện sỹ Oparin đã chỉ rõ ràng: 1 mg Fe liên kết trong phức chất tương đương với tác động xúc tác của 10 tấn Fe vô cơ.
2. Khi phối trộn phân NPK (loại tan hoàn toàn) với trung, vi lượng vô cơ (TE) trung và vi lượng dạng chelate (Chelate TE). Hỗn hợp dung dịch chứa trung vi lượng dạng chelate tan hoàn toàn, còn hỗn hợp dung dịch chứa trung vi lượng vô cơ có xuất hiện kết tủa.
Kết luận: Vi lượng chelate có hiệu quả gấp hằng trăm lần vi lượng dạng vô cơ, thân thiện với môi trường, an toàn với người, cây trồng và động vật.