Nhiễm mặn trên cây sầu riêng, một vấn đề rất đáng lo ngại. Vậy phải làm cách nào để hạn chế tình trạng nhiễm mặn cho cây? Cách giải mặn cho cây trồng đạt được hiệu quả cao? Giải mặn cho cây sầu riêng bằng cách nào?... Sau đây sẽ là biện pháp tối ưu nhất để đạt hiệu quả cao trong phương pháp giải mặn cho cây sầu riêng.
Khi cây sầu riêng bị nhiễm mặn, theo dõi sát tình hình của cây và tuân thủ theo các kỹ thuật sau đây!
Bước thứ nhất: Cắt tỉa trái, cành yếu, bị bệnh trên cây.
- Cho dù cây đang ở giai đoạn nuôi quả thế nhưng gặp tình trạng nhiễm mặn thì không nên “ tiếc” mà cứ “mạnh dạn” cắt bỏ những quả trên cây. Tỉa các cành khô, yếu và các cành có hiện tượng sâu hại gây bệnh. Bởi lúc này nếu cứ để trái cành buộc cây phải huy động nguồn dinh dưỡng trên cây sẽ lấy đi lượng dinh dưỡng rất lớn làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cây.
Bước thứ hai: Sử dụng vôi để xử lý cho cây bị nhiễm mặn
- Bởi lẽ vôi là Ca độ mặn ở đây là do chứa Natri, lúc này Ca có thể khử được Na.
- Sử dụng vôi với lượng 30-50kg/sào. Tiến hành rải từ gốc đến đường kính tán cây hoặc rải bung ra đến hết liếp. Lưu ý trong khoảng 10-15 ngày sau khi rải vôi cây đang tiến hành quá trình rửa mặn nên trong khoảng thời gian này không nên sử dụng thêm biện pháp gì cho cây.
- Một phương pháp khác có thể áp dụng để giải mặn cho cây trồng nhờ vào việc sử dụng các loại chất điều hòa sinh trưởng giúp cân bằng lại sinh lý trên cây trồng. Đó là sử dụng các loại sản phẩm như: Cytokinin DA-6 và Brassinilide 0,15% SP
- Nồng độ khuyến cáo sử dụng của hai loại trên như sau:
+ Đối với Cytokinin DA-6 nồng độ sử dụng là 10ppm tương đương với 10g/1000L nước sạch
+ Đối với Brassinolide 0.15% SP sử dụng với nồng độ 10g cho 300L nước sạch.
Phun cho cây với tuần suất 7-10 ngày lần.
Bước thứ 3: Bổ sung dinh dưỡng, phục hồi cho cây trồng.
- Sau quá trình xử lý vôi cho cây khoảng 10-15 ngày tiến hàng bổ sung các loại chất dinh dưỡng cho cây để cây sớm phục hồi lại.
- Nguồn dinh dưỡng cần bón lúc này là các loại phân bón hữu cơ như: phân chuồng (hoai mục), bột rong biển, các dòng Kali Humate…
- Ngoài ra cần phải bổ sung thêm sản phẩm có khả năng tăng sức khỏe, sức đề kháng và hấp thụ phân bón cho cây trồng như: Compoud Sodium Nitrophenlate (Atonik) đậm đặc với nồng độ khuyến cáo là 6-10ppm.
- Sầu riêng là loại có bộ rễ ăn nông, nhiều rễ phụ mọc xung quanh gốc theo sự phát triển của tán lá nên khi bón cho cây cần chú ý bón cách gốc khoảng 1m.
Bước thứ tư: Quản lý tốt dịch hại trên cây trồng
- Sau khi cây được giải mặn, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cây sẽ nhanh chóng được hồi phục, phát triển đọt non trên cây, lúc này rầy phấn trắng rất dễ xuất hiện gây hại đến bộ đọt mới của cây lúc này, nên cần sử dụng các loại thuốc BVTV để có phương án phòng trừ tốt nhất.