Em đã sử dụng các loại phân như Add tư vấn tuy nhiên, tuy nhiên để bông hồng được to, khỏe thì cần chú trọng đến những yếu tố sau đây:
Dinh dưỡng: Bởi là cây trồng sinh trường và cho bông quanh năm. Vì vậy lượng phân cần phải được duy trì liên tục. Đặc biệt đối với giai đoạn nuôi mầm và đóng nụ việc sử dụng Super Kali Humate và lân cao như MAP 12-61, ngoài ra để thân cành cứng cáp thì sử dụng thêm canxi. Với liều lượng 1-2g/L nước.
Cắt tỉa: Cùng với chế độ phân bón, phải cắt tỉa tạo tán, dọn cây sau mỗi đợt hoa. Bỏ toàn bộ hoa tàn, chồi điếc, cành tăm cành già, những cành này không những không có giá trị trong quá trình nuôi dưỡng cây, mà tiêu hao rất nhiều dinh dưỡng.Thêm nữa, việc hạn chế cây hấp thụ ánh sáng cũng là môi trường lý tưởng phát triển của sâu bệnh. Đây là vấn đề khá phổ biến, em đã gặp ở rất nhiều gia đình.
Giá thể: Giá thể trồng cây đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc lưu trữ dinh dưỡng, tạo điểm bám và phân tán cho rễ. Có thể sử dụng luôn đất tại các chậu cây mua về sẵn, mua đất pha sẵn hoặc tự phối sử dụng đất phu sa, trấu để giảm được chi phí.
Màu hoa, Form hoa được thay đổi rõ rệt khi cung cấp đúng và đủ dinh dưỡng
Một số chia sẻ thêm về việc chọn và sử dụng giá thể:
- Lưu ý khi sử dụng đất phù sa làm giá thể, đất phù sa thường gây nhão, bết dính khi mưa, dễ đóng bánh khi trời nắng gây nghẹt rễ, thiếu oxi và rễ phát triển kém.
- Khi cây được trồng từ 3-6 tháng giá thể đó có thể bị suy kiệt dinh dưỡng, bạc màu, nếu không được cung cấp dinh dưỡng 1 cách đầy đủ.
- Trấu sau 1 thời gian sẽ mùn hóa, gây giữ nước, ẩm thấp.
Xem thêm > T-ROOT 100% (V02) - Dung dịch siêu kích thích ra rễ
Đối với các cây trồng chậu tại gia đình thì cần chú trọng đến các yếu tố sau:
- Chậu đất trồng, kích thước chậu so với cây (có chật trội )
- Vị trí cây với hướng sáng
- cây nguyên bản hay ghép
- Bộ rễ hồng ăn ngang và hơi nổi gốc
- Sâu bệnh
- Dinh dưỡng.
Giá thể đối với các loại cây trồng chậu:
- Dưới đáy kê ngói, gạch vỡ, xỉ than tổ ong xếp đáy
- Sau đến lớp đất to như nắm tay, rồi đất như trứng gà, đặt cây rồi cho đất nhỏ dần , trên mặt là lớp đất mịn.
- Đối với cây thật to trồng chậu to thì trên cùng lớp đất mịn là một lớp đất cục hơi lớn, hoặc trộn thêm ít xỉ, giúp bề măt luôn thông thoáng trong quá trình chăm sóc nhiều năm đất không chai sạn, đóng mảng. Mỗi một năm bổ sung một lần phân tự ủ duy nhất vào tháng 8-9 trước khi bước vào mùa hoa.
- Còn trộn thành phần đất thì chơi ít thì không nên trộn nhiều thêm một chút trấu hun nguyên vỏ xả mặn, là đủ tạo xốp, và cũng như lớp than hoạt tính kìm hãm vi sinh vật có hại bảo vệ bộ rễ, bổ sung nguồn dinh dưỡng nhỏ giàu Kali)
Ngoài ra có điều kiện bổ sung phân hữu cơ như đậu tương trứng chuối, phân gà Nhật trong giai đoạn nuôi mầm nuôi hoa...
Đây là những chia sẻ từ khách hàng Vũ Hồng Nhung - Phú Xuyên, Hà Nội đã sử dụng các sản phẩm của Chelate Việt Nam. Mong rằng nó sẽ hữu ích cho những người trồng hoa hồng.