Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây hoa hồng

Admin   13/11/19

1. Thời điểm nào thích hợp để trồng cây hoa hồng?

- Hồng là cây lưu niên nghĩa là nó có thể sống từ năm này đến năm khác trên cùng một chỗ. Nếu trồng nhiều trên quy mô lớn thường trồng vào tháng 2 - 3 hoặc vào mùa Thu tháng 10 hàng năm vì thời tiết lúc này thuận lợi cho sinh trưởng phát triển của cây. Nếu trồng ít thì mùa nào cũng có thể trồng được, mùa Hè chỉ cần che bớt nắng đến khi cây hồng sống mạnh, mùa Đông cần tránh hoặc che gió mùa Đông bắc và nhiệt độ xuống thấp.

2. Loại đất phù hợp và cách làm đất trồng cây hoa hồng

- Đất thích hợp là đất thịt hoặc là đất thịt pha cát. Chọn đất cao không bị ngập úng, bằng phẳng tơi xốp thông thoáng có độ pH 5,6 - 6,5 đất có thời gian nắng khoảng 8 giờ/ngày.

Đất làm kỹ lên luống cao, đất làm sâu 30 em luống rộng 1,2 m bón lót phân chuồng, NPK và vôi, trấu trước 7 - 10 ngày.

3. Kỹ thuật trồng cây hoa hồng đơn giản nhất

- Mật độ khoảng cách đối với giống hồng sinh trưởng, phát triển mạnh (hồng nhung, hồng phấn) trồng với khoảng cách 40 cm x 50 cm mật độ 50.000 cây/ ha. Đối với giống phát triển yếu hơn như Trắng sứ, Cá vàng có thể trồng khoảng cách 35 cm x 40 cm mật độ là 70.000 cây/ha.

- Trồng vào lúc chiều mát, hướng mắt ghép về phía mặt trời để cây khoẻ. Đặt cho bầu cây hồng ngập đất, không trồng quá sâu cây chậm phát triển. Phải tưới thật ẩm để đất chặt gốc. Khi mới trồng nên che đậy để chống nắng, nóng hoặc hanh khô, cắt tỉa tán lá để tránh thoát hơi nước.

Hoa hồng đẹp

4. Kỹ thuật bón phân cho cây hoa hồng

- Hồng là loại cây phàm ăn và có khả năng ra hoa quanh năm nên việc bón phân lót trước khi trồng là rất quan trọng, đồng thời cần phải thường xuyên bón thúc sau mỗi đợt thu hoạch hoa.

4.1. Bón lót trước khi trồng cây hoa hồng

- Lượng phân lót tính cho 1000m2: 3 - 5 tấn phân chuồng; Supe lân: 40 - 50kg; Phân hữu cơ vi sinh hoặc phân vi sinh: 200 - 300kg; 400 kg vôi bột (nếu đất chua)

- Nếu trồng hoa trong chậu có thể thay thế đất trồng bằng Giá thể trồng cây Peatmoss Terraerden (Giá thể trồng cây Peatmoss Terraerden đã đầy đủ chất dinh dưỡng và hàm lượng hữu cơ để nuôi cây trong giai đoạn cây con).

4.2. Cách bón thúc cho cây hoa hồng

- Đợt 1: phun sau khi trồng cây từ 7 - 10 ngày (hoặc sau mỗi đợt hoa tàn, bấm tỉa hoa tàn, cành khô, chuẩn bị đón đợt hoa tiếp theo).

Hỗn hợp tưới hoặc phun bao gồm: 20g bột rong biển; 0,3g Cytokinin DA-6 (3g pha vào 10 lít nước, mỗi lần sử dụng 1 lít); 40g đạm cá (Amino Axit) cùng hòa vào 20 lít nước sạch để phun hoặc tưới cho diện tích từ 200 - 500m2.

- Đợt 2: cách đợt 1 khoảng 7 - 10 ngày tùy giống (khi cây đâm chồi đỏ đồng loạt). Bón 5g phân bón NPK 10-50-10+TE/gốc hoa hồng (hoặc phun với nồng độ 20g/20 lít nước). Kết hợp kết hợp phun Compound Sodium Nitrophenolate 98% TC (Atonik đậm đặc) nồng độ 0,2g/20 lít nước (2g pha vào 10 lít nước, mỗi lần sử dụng 1 lít).

- Đợt 3: cách đợt 2 khoảng 10 - 15 ngày tùy giống (khi cây bắt đầu đóng nụ): Bón 5g phân bón NPK 10-50-10+TE/gốc hoa hồng (hoặc phun với nồng độ 20g/20 lít nước). Kết hợp kết hợp phun Cytokinin DA-6 (Atonik đậm đặc) nồng độ 0,3g/20 lít nước (3g pha vào 10 lít nước, mỗi lần sử dụng 1 lít).

- Định kỳ 7 - 10 ngày lại phun 1 lần để hoa, lá, cành phát triển cân đối (công thức phối trộn giống đợt 3).

Điều khiển hoa nở vào dịp tết: cuối tháng 11 âm lịch, cắt cành bấm ngọn bỏ đi 4 - 6 mắt từ ngọn xuống. Cắt càng gần ngọn thì hoa nở sớm hơn và ngược lại. Đối với những giống mọc cành dài mới nở hoa thị cắt cành trước tết khoảng 40 - 45 ngày.

5. Cách chăm sóc hoa hồng đơn giản, đạt hiệu quả cao và tốn ít thời gian

- Chọn cây giống có cành mập, lá xum xuê đối với cây chiết. Nếu là cây ghép thì gốc ghép to, cành ghép mập lá xanh tết, cao khoảng 25 - 30 cm.

5.1. Tưới nước cho cây hoa hồng như thế nào là đúng cách?

- Có thể tưới nước cho hoa hồng 1 - 2 lần vào lúc sáng sớm hay chiều mát.

- Hoa hồng cần rất nhiều nước nên trước khi cắt hoa cũng nên tưới nhiều. Sau khi bón phân cũng phải tưới nước vì nếu để khô cây có thể bị ngộ độc phân bón và lụi dần. Tuy nhiên nếu nước bộ ứ đọng ngập gốc, rễ hồng sẽ không hút được dinh dưỡng, tích tụ nhiều chất khí độc như CH4, CO2 làm thối rễ.

5.2. Cách tỉa cành, tỉa nụ cho hoa hồng

- Thường xuyên cắt tỉa nhánh khô, những cành ốm yếu không còn lá, lá vàng úa, sâu bệnh để cây thông thoáng quang hợp dễ dàng. Hồng sinh trưởng phát triển mạnh, sau cắt tỉa 15 ngày đã bắt đầu ra nhánh khác.

- Cần tỉa bớt hoa thứ cấp để hoa chính thật to. Mỗi nhánh hồng cho cần để 1 hoa to là đủ vì cây hồng có 6 - 7 nhánh sẽ cho 6 - 7 hoa đẹp. Sau mỗi năm nên đốn phớt và vài ba năm lại đốn đau 1 lần (cắt sát gốc để chồi mọc lên).

6. Thời điểm và cách thu hoạch hoa hồng hợp lý

6.1. Tiêu chuẩn để thu hoạch hoa hồng

- Tiêu chuẩn cắt hoa chủ yếu dựa vào chỉ số hoa nở; thu hái đúng lúc sẽ đảm bảo hoa tươi lâu và đẹp. Hái sớm cuống hoa còn non hoa dễ bị cong queo và hoa không nở được, hái muộn quá hoa chóng tàn. Tiêu chuẩn thu hái phụ thuộc vào giống và cự ly vận chuyển. Nói chung hoa đỏ và màu phấn hồng, ch ỉ số hoa là 2 (đài hoa cúp xuống, cánh hoa tầng ngoài cùng b ắt đầu rời ra, tách ra, lỏng ra). Hoa màu vàng nở nhanh nên thu hái sớm, chỉ số hoa là 1 thì hái (đài hoa duỗi thẳng ra), giống hoa trắng có thể có thể hái muộn hơn; giống nở chậm thì hái muộn, giống nở nhanh thì hái sớm. Bán tại chỗ hoặc vận chuyển gần thể hái ở ch ỉ số 3 (cánh hoa ngoài đã nở ). Vận chuy ển xa thì hái từ lúc đ ang còn là nụ vì khi đó hoa không dễ dập nát, ít nhiễm bệnh, ít bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao và dễ bảo quản. Cuối vụ Xuân và vụ Hè có thể thu hái sớm hơn so với đầu Xuân và mùa Thu.

6.2. Thời gian thu hái hoa hồng hợp lý và mang lại hiệu quả cao

- Các thí nghiệm chứng minh hái vào 4 giờ 30 phút chiều tuổi thọ của hoa dài hơn 11% so với hái 8 giờ sáng Nguyên nhân do hái vào buổi chiều, qua một ngày quang hợp thân cây tích luỹ thêm chất dinh dưỡng. Ngoài ra còn phải tính đến nhân lực và vận chuyển.

6.3. Vị trí thu hái hoa hồng thích hợp

- Vị trí cắt hoa ảnh hưởng trực tiếp đến độ dài cành, cuống hoa, tới sự nảy mầm của mầm dưới vết cắt và số ngày cắt lứa sau. Cành chừ a lại càng dài, càng nhiều lá thì số ngày đến cắt lứa sau càng ngắn. Nói chung nên chừa lại 2 chính có 5 lá nhỏ. Sau khi cây ngủ nghỉ qua Hè, cây chưa hồi lại sức sống, cắt vào tháng chín, tháng 10 có thể chừa lại 3 nhánh lá có 5 lá nhỏ. Tháng 3 tháng 4 cây sung sức, để khống chế chiều cao, có thể chừa lại ít, hoặc không chừa lại nhánh có 5 lá nhỏ, thậm chí cố thể cắt đến cành ra hoa chính.

Bình luận

Viết bình luận:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: