Để cây trồng phát triển nhanh, khả năng nhiễm các loại sâu bệnh là thấp và năng suất cây trồng được cải thiện thì phải quan tâm đến nhiều yếu tố như: Chất lượng giống, các trồng, cách chăm sóc, nguồn dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng…. Để giúp cây phát triển nhanh hơn ngoài việc sử dụng các loại phân bón thường dùng cần phải có sự kết hợp sử dụng thêm các chất bổ trợ cho sự phát triển của cây, tăng sức đề kháng mà có thể các loại phân bón thông thường không có được. Sau đây sẽ là một sản phẩm được xem như là 1 “trợ thủ đắc lực” giúp cho cây trồng có thể bạn chưa biết đến đó chính là Chitosan.
Chitosan được xem như một loại Vacxin cho cây trồng
Sau đây sẽ là chia sẻ thêm về Chitosan của Chelatevietnam sẽ giúp bạn có thêm sự lựa chọn cho cây trồng nhà mình.
- Chitosan là sản phẩm thuộc danh mục Bio-Nanotech, được kế thừa các chứng nhận quan trọng mà Marine Bio Resources đã đạt được trong nhiều lĩnh vực: nông nghiệp, thực phẩm, dược, mỹ phẩm. Sản phẩm đủ điều kiện xuất khẩu đến hầu hết các khu vực trên thế giới.
Các tác dụng của Chitosan đối với cây trồng
1. Tác dụng kích thích sự tăng trưởng cho cây trồng khi sử dụng Chitosan
- Theo nghiên cứu các nhà khoa học tại Myanmar thì lúa giống được xử lý Chitosan hàm lượng 0.2-0.5% kích thích nảy mầm rất mạnh, cây lúa non sinh trưởng rất khoẻ, kháng được nhiều bệnh. Đồng thời cùng điều kiện canh tác và dinh dưỡng, lúa được xử lý Chitosan cho năng suất tăng 1,66 lần so với không xử lý.
Và ở Thái Lan, Chitosan được dùng để cải tạo đất và nước, mục đích giữ cân bằng sinh tháicanh tác. Chitosan đóng vai trò như là thành phần kích thích hoạt tính sinh học, làm tăng năng suất, sản lượng cây trồng. Kết quả cho thấy, năng suất cây lúa tăng lên, lượng phân bón cần bón giảm đi đáng kể.
2. Sử dụng Chitosan giúp kích thích quá trình tạo củ, tăng kích thước trái cây
- Chitosan có tính năng như 1 chất kích thích sinh trưởng tự nhiên lên quá trình hình thành củ non trên cây khoai tây, khoai lang, đậu phộng, gừng, nghệ…giúp cây cho năng suất cao hơn.
- Riêng đối với cây ăn trái thì giai đoạn nuôi trái, xử lý Chitosan sẽ kích thích trái lớn nhanh, đồng thời phòng ngừa được một số loại sâu bệnh, côn trùng tấn công vào trái non. Riêng đối với cây mãng cầu ta ở Tây Ninh, phun Chitosan hàm lượng 0.1-0.3% vào giai đoạn trái được 2 tháng tuổi đến khi thu hoạch, giúp phòng được hiện tượng trái bị dòi vào mùa mưa rất hiệu quả.
- Còn đối với cây có múi như cam quýt và bưởi da xanh, việc phun Chitosan định kỳ hàng tháng cùng với phân bón lá, giúp trái lớn nhanh , màu sắc sáng đẹp còn phòng được sâu đục trái khá hiệu quả.
Xem thêm > Vacxin thực vật Chitosan |
3. Chitosan được xem như một loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học
- Sau các thí nghiệm được sử dụng Chitosan trên cây trồng cho thấy Chitosan giúp giảm được căng thẳng trên cây trồng do thiếu hụt dinh dưỡng, tăng khả năng chịu hạn và giảm được các loại sâu bệnh hại trên cây trồng.
Chitosan phòng trừ được các bệnh cây do các nhóm vi sinh vật như nấm, vi khuẩn, tuyến trùng và cả virút. Có thể coi Chitosan như một loại vắc-xin thực vật.
- Đối với những mô hình nông nghiệp sạch, việc đưa Chitosan ứng dụng trong canh tác có thể xem là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho nhà nông. Đây là hoạt chất an toàn với người sử dụng và môi trường.
Chế phẩm sinh học Chitosan được người bà con nông dân rất tin tưởng khi sử dụng sản phẩm này để phòng trừ tuyến trùng và các loại bệnh do nấm gây hại làm cây trồng khi cây có dấu hiệu chết nhanh và chết chậm, thối rễ, héo rũ trên cây hồ tiêu…
- Chế phẩm có hoạt tính kích thích tăng trưởng ở thực vật, tăng số lượng vi sinh vật có lợi, hạn chế nấm gây hại trong đất và tăng cường hệ thống đề kháng của thực vật đối với cây trồng.
4. Sử dụng Chitosan để bảo quả nông sản sau khi thu hoạch
- Trong nông nghiệp, chitosan thường được sử dụng như là một cách xử lý hạt giống tự nhiên và tăng trưởng thực vật tăng cường, và như là một chất biopesticide sinh thái thân thiện làm tăng khả năng bẩm sinh của cây trồng để bảo vệ mình chống lại nhiễm trùng nấm. Các kiểm soát sinh học tự nhiên thành phần hoạt tính, chitin / chitosan , được tìm thấy trong vỏ của các loài giáp xác như tôm hùm, cua, tôm, và nhiều sinh vật khác, bao gồm cả côn trùng và nấm. Nó là một trong những vật liệu phân hủy sinh học phong phú nhất trên thế giới.
5. Khả năng tạo chelate với dinh dưỡng và khoáng chất.
- Chitosan có khả năng liên kết các kim loại và khoáng (như Fe, Cu) giúp tránh mầm bệnh xâm nhập, gây ức chế quá trình sinh sản và tạo ra độc tố. Chitosan còn tạo phức với mycotoxin (độc tố do nấm tiết ra), giúp giảm tổn hại ở tế bào chủ do độc tố nấm.
6. Khả năng làm lành vết thương của Chitosan đối với cây trồng
- Vì khả năng bám chặt vào màng sinh học và các phân tử sinh học cùng với điện tích dương, chitosan cung cấp khả năng làm lành vết thương nhanh chóng khi có tổn hại cơ học hay mầm bệnh tấn công.
- Vì là chất kích hoạt, chitosan hoạt hóa quá trình tổng hợp và hình thành một loạt các protein PR và các protein bảo vệ trong đó có phenylalanine ammonia-lyase và peroxidase. Hai emzyme này giúp tổng hợp và xây dựng lên ma trận lignin và hình thành tyllose, những chất đóng vai trò quan trọng trong làm lành vết thương.
Để sử dụng Chitosan đạt được hiệu quả cao nên chú ý đến các điều sau đây:
- Bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh nắng trược tiếp của mặt trời
- Lắc đều để dung dịch được đồng đều trước khi sử dụng
- Đối với các loạicây bị úng nước làm thối đến ¾ bộ rễ hoặc trường hợp cây bị nấm Phytophora tấn công khiến phần cổ rễ bị thối thì không nên sử dụng vì lúc này Chitosan không thể cứu được.
- Không pha chung với men vi sinh, hoạt chất chứa đồng Oxyclorua, lưu huỳnh, Cyanua, Nano Bạc, Fosetyl Aluminium, dẫn xuất Clo, thuốc trừ sâu chứa hoạt chất phospho hữu cơ: Chlorpyriphos, Fenvalerate…
- Để tránh xa tầm tay trẻ em.