Kỹ thuật chăm sóc cây trái chuyền, một kỹ thuật không hề đơn giản, bởi lẽ lúc này cùng 1 thời điểm mà cây có nhiều giai đọan khác nhau. Vậy nên cần phải có kiến thức, kỹ thuật tổng hợp ở từng giai đoạn để xử lý cho cây. Thế phương pháp cung cấp dinh dưỡng cho cây ở giai đoạn trái chuyền như thế nào? Sự khác biệt của cây nuôi trái đồng loạt và nuôi trái chuyền? Lưu ý khi chăm sóc cây nuôi trái chuyền? Thời điểm bón phân cho cây nuôi trái chuyền? Phân bón lá cho cây nuôi trái chuyền?...
Bài viết sau đây Chelate Việt Nam chia sẻ tới bạn đọc những phương pháp, kỹ thuật và lưu ý cho cây ăn trái đang nuôi trái chuyền.
Cung cấp dinh dưỡng cho cây ở giai đoạn nuôi trái chuyền - một kỹ thuật rất quan trọng
1. Đặc điểm sinh trưởng của cây ở thời điểm nuôi trái chuyển
Thời điểm này cây đồng thời có nhiều giai đoạn: đọt non, lụa già, nụ hoa, hoa nở, trái mới đậu, trái đang phát triển kích thước,..
Đối với cây ở giai đoạn trái chuyền thì cây không biểu hiện những đặc điểm đặc trưng của giai đoạn như: rụng sinh lý, đi đọt… vì lúc này cây đang phân bổ dinh dưỡng dưỡng khá tốt. Thế nhưng phải cân nhắc "loại và lượng" phân bón để cung cấp cho cây, đảm bảo đủ dinh dưỡng, đủ lực để vừa nuôi trái, nuôi hoa, nuôi đọt...
2. Dinh dưỡng cung cấp cho cây ăn trái ở giai đoạn trái chuyền như thế nào?
2.1. Dinh dưỡng bón gốc cho cây nuôi trái chuyền.
Nguyên lý cơ bản khi chăm sóc trái chuyền đó chính là cung cấp NPK 3 số và hỗ trợ thêm những dòng hữu cơ khác.
NPK: 15-15-15; 17-17-17 hoặc 20-20-20…NPK 3 số cân bằng là đường xương sống chính để kết hợp với phân bón hữu cơ để làm nền giữ phân bón NPK này giúp bộ rễ hấp thụ tốt.
Ngoài ra nên hỗ trợ thêm Siêu kích rễ combo 01 + trung vi lượng để cây có bộ rễ khỏe, tăng được khả năng hấp thụ phân bón.
Xem thêm > Combo 01: Siêu kích rễ T-ROOT (bộ nguyên liệu đầy đủ tặng kèm công thức pha chế) |
Cách bón phân:
- Chia nhỏ: bởi lẽ cây đang ở nhiều giai đoạn nên cần chia nhỏ các lần bón. Vì chưa biết sắp tới sẽ ra cây ra bao nhiêu hoa? Đậu thêm bao nhiêu trái? Cây có thể nuôi trái không? Cây có đi cơi đọt không?... nên phải cung cấp cho cây định kỳ.
- Tùy vào lượng bón mà có thể cung cấp 15 ngày/lần, 20 ngày/lần hoặc 30 ngày/lần.
- Trường hợp nếu có sự sai lệch về sự phát triển trong vườn thì vẫn có thể có phương án chăm sóc riêng. Cụ thể như sau:
+ Cây đi nhiều đọt, trái nhỏ: tăng đạm: NPK 20-20-15
+ Tỷ lệ trái lớn nhiều: NPK cao riêng thêm.
+ Cây rễ yếu: NPK lân cao, lân nung chảy (nếu cây mang trái lớn nhiều thì không áp dụng)
Trường hợp trên chỉ áp dụng được với trường hợp diện tích nhỏ, hộ vườn nhà. Còn trường hợp diện tích lớn không đảm bảo được công lao động thì có thể vẫn áp dụng theo phương pháp “đường xương sống” áp dụng công thức NKP 3 số và kết hợp thêm kích rễ, hữu cơ bón định kỳ.
2.2. Phân bón quá lá dùng cho cây nuôi trái chuyền
- Bổ sung thêm trung vi lượng + Amino Acid (Axit Amin) + Siêu bo. Phun định kỳ 10-15 ngày/ lần.
- NPK sử dụng NPK 3 số: 20-20-20 +TE 1-2g/L phun qua lá hoặc tước gốc.
- Nếu cây bị yếu rễ hoặc giai đoạn trái non nhiều có thể áp dụng tỷ lệ NPK: 1-2-1 như 15-30-15.
3. Chế độ nước cho cây trái khi nuôi trái chuyền như thế nào?
- Tưới nước bình thường, không có sự ảnh hưởng quá đến cây (cũng không nên tưới quá đẫm, làm ảnh hưởng tới khả năng hấp thu đạm dẫn đến đi đọt).
- Trường hợp vào giai đoạn thu hoạch tập trung thì ngừng tưới nước trước đó 2-3 ngày thì chất lượng trái tốt hơn.
Xem thêm > Combo 05: Siêu kích thích to trái (Bộ nguyên liệu phối trộn tặng kèm công thức pha chế) |
4. Những lưu ý khi bón phân cho cây đang nuôi trái chuyền
- Những sản phẩm chuyên dùng theo giai đoạn không nên áp dụng cho trái chuyền, cụ thể:
+ Lân quá cao: làm mỏng vỏ, ảnh hưởng tới trái lớn.
+ Kali cao: không phun vào giai đoạn trái nhỏ bởi lúc này làm chai trái
+ Đạm cao: Ưu tiên đi đọt, khiến dễ rụng trái non.
Bởi vậy nên cần phải xem xét kỹ, cân đối các sản phẩm trước khi sử dụng ở trường hợp cây nuôi trái chuyền này.
- Bổ sung canxi qua trái định kỳ hàng tháng: hỗ trợ phân chia tế bào cho trái nhỏ, hạn chế nứt trái cho trái lớn. Tăng độ cứng cáp và tăng khả năng kháng sâu bệnh.
- Trường hợp cây đi đọt quá nhiều, sử dụng 7-5-44 (2g/L tưới gốc) giúp ức chế hấp thu đạm, ức chế hấp thu nước, giúp đứng đọt, tuyệt đối không nên phun vì sẽ ảnh hưởng tới quả.
- Rễ yếu, mầm hoa, trái mới đậu: tưới hoặc phun 15-30-15 (2g/L).
Mong rằng các thông tin trên hữu ích, kính chúc bà con có một vụ mùa bội thu.