Brassinolide 0.15% SP giải độc, tăng khả năng quang hợp cho cây trồng

Admin   10/01/20

Để cây trồng có thể sinh trưởng, phát triển tốt, hiện nay có rất nhiều loại phân bón, chất điều hòa được sử dụng, thế nhưng sử dụng như thế nào là hợp lý? Loại phân nào phù hợp cho cây trồng? Sử dụng với nồng độ bao nhiêu?... thì sau đây sẽ là chia sẻ của Chelatevietnam về sản phẩm có tác dụng rất tốt chuyên sử dụng cho cây trồng có tác dụng giải độc cho cây trồng, tăng khả năng hấp thụ phân bón, thúc đẩy sự phát triển và đặc biệt là tăng khả năng quang hợp rất tốt đó chính là: Brassinolide 0.15% SP.

Brassinolide sản phẩm đáng nên dùng cho cây trồng

Brassinolide sản phẩm đáng nên dùng cho cây trồng

Trước tiên ta cần biết Brassinolide là gì? Brassinolide là một loại hormone thực vật nội sinh (chất điều hòa sinh trưởng trong thực vật), là một loại hormon thực vật mới được công nhận sử dụng có hiệu quả và phổ rộng, là chất điều hòa tăng trưởng thực vật không độc hại, thâm nhập nhanh và mạnh mẽ vào cây trồng, ở nồng độ thấp có thể làm cây trồng tăng trưởng nhanh chóng, thúc đẩy thụ tinh, làm khả năng quang hợp, tăng hàm lượng diệp lục, kích thích phát triển rễ cây, nâng cao sức đề kháng của cây trồng, duy trì thời gian bảo quản hoa và quả, tăng sức chịu hạn, kháng kiềm, tăng khả năng kháng bệnh, giúp cây trồng nhanh chóng hồi phục sau chấn thương, tổn thương (đổ, gãy, xước xát...).

1. Brassinolide với tác dụng thúc đẩy sự tăng trưởng của cây trồng để tăng năng suất

- Để cây phát triển nhanh, đồng đều nên có sự kết hợp hài hòa giữa các loại phân bón chuyên dùng cho cây trồng. Ngoài ra cần bổ sung thêm các loại chất điều hòa sinh trưởng cho cây, giúp cây tăng được khả năng hấp thụ phân bón, hiệu quả sử dụng phân bón được cải thiện, giảm được số lần bón cũng như chi phí phân cho mỗi lần bón như sử dụng Atonik đậm đặc, Cytokinin Da6 hoặc sử dụng Brassinolide luôn là sự lựa chọn đúng đắn cho bạn và cho cây trồng.

- Cụ thể như sử dụng Brassinolide với nồng độ 0,01% Brassinolide 0,15 SP phun cho cây ở hồ tiêu,ở giai đoạn cây còn non phun từ 1-2 lần. Và ở giai đoạn cây ra hoa, tạo quả cũng với nồng đó trên phun cho cây 2-3 lần cách khoảng 15 ngày phun 1 lần bạn sẽ thấy được ngay hiệu quả sau các lần sử dụng, cây phát triển nhanh, quả to và năng suất cây trồng được cải thiện rõ rệt.

2. Brassinolide nâng cao tỷ lệ đậu trái cây và tăng trọng lượng quả

- Ngoài các chất điều hòa sinh trưởng có tác dụng tăng kích thước trái cây, giảm tỷ lệ đậu trái như: 4-CPA-Na, CPPU KT-30, GA3, ... thì Brassinolide là loại được xem như sự lựa chọn thông minh cho cây trồng. Với hoạt tính của Lactone Braatnolide tương đối cao, chỉ cần sử dụng với lượng ít sẽ thấy được hiệu quả rõ rệt trên cây trồng. Cụ thể như trên cây cà tím khi phun với nồng độ 1g/15 lít nước phun trực tiếp lên quả, kích thước quả sẽ được tăng lên sau khi sử dụng đáng kể.

Bán Brassinolide 0.15% SP (Giải độc cây trồng) Hormone thực vật tan trong nước

Xem thêm > Brassinolide 0,15 SP

3.  Tác dụng của Brassinolide đó là tăng khả năng chịu lạnh trên cây trồng

- Đối với các loại cây trồng hai năm như su hào, xà lách, bắp cải hoặc cây ở các nơi có nhiệt độ thấp thì sử dụng Brassinolide cho cây trồng được xem như sự lựa chọn hoàn hảo. Vì khi sử dụng Brassinolide sẽ giúp cho khả năng chịu lạnh của cây trồng sẽ được cải thiện, chống chịu tốt với điều kiện nhiệt độ bên ngoài. Cụ thể như trên cây dưa chuột, dưa leo, phun với nồng độ 0,01ppm ở giai đoạn cây con sẽ tăng khả năng chịu lạnh cho cây, và cũng với nồng độ đó, khi cây ở giai đoạn ra hoa lứa đầu phun 2-3 lần sẽ cải thiện được tỷ lệ ra hoa, đậu quả và tăng năng suất sau này.

Ngoài ra, Brassinolide còn được sử dụng trong nuôi cấy mô đạt hiệu quả khá cao.

Brassinolide còn có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch của cây trồng.

Với nồng độ của Brassinolide là 0,15% SP là ở nồng độ thấp có tác dụng rất tốt để tăng hàm lượng chất diệp lục và tăng khả năng quang hợp cho cây trồng, thúc đẩy cho sự phát triển của rễ cây. Và hơn nữa là giải độc được cho cây trồng khi cây bị ngộ độc bởi các yếu tố như: ngộ ngộ độc vi lượng, kim loại, ngộ độc thuốc BVTV, ngộ độc mặn...

Bình luận

Viết bình luận:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: