Rụng trái sinh lý là gì? Cơ chế hạn chế rụng trái sinh lý. Sử dụng GA3, NAA và 4-CPA-Na như thế nào?

HK tổng hợp   21/12/23

Theo thực tế việc cân bằng sinh dưỡng cây trồng rất tốt, đảm bảo, điều tiết nước hợp lý (không khô, ngập úng…), điều kiện thời tiết ổn định, nhưng tại sao trái non trong vườn vẫn bị rụng? đó có phải là rụng sinh lý?. Vậy rụng trái sinh lý là gì? Cơ chế rụng trái sinh lý và quản lý rụng lá sinh lý bằng cách nào? Bài viết sau đây sẽ giải đáp cho bạn đọc những thắc mắc trên.

1. Rụng trái sinh lý trên cây trồng là gì?

- Là hiện tượng rụng hoa/trái non do sự đào thải của chính cây trồng để phù hợp với tình trạng sức khỏe hiện tại dưới sự điều tiết của chất điều hòa sinh trưởng nội sinh (ABA) tác động tầng rời (khớp) và gây rụng hoa/trái.

- ABA tác động đến việc rụng mạnh hay yếu phụ thuộc vào sức khỏe của cây mạnh hay yếu phụ thuộc vào sức khỏe và yếu tố tác động đi kèm ở thời điểm rụng sinh lý như: Thời tiết bất thuận, dinh dưỡng không cân bằng, áp lực dịch hại cao,… dẫn tới ABA hình thành nhiều hơn gây ảnh hưởng lớn so với chiều hướng thông thường, làm giảm năng suất hoặc thậm chí làm rụng trái hoàn toàn.

2. Có phải cây ăn trái nào cũng bị rụng trái sinh lý hay không?

- Bởi là sự tác động của chất điều hòa nội sinh nên việc tác động ngoại sinh mà có thể chặn được hiện tượng rụng thì chứng tỏ rằng cây trồng bị tác động bởi nội sinh thì sẽ liên quan đến rụng sinh lý. Còn lại các trường hợp khác thì sẽ liên quan đến các yếu tố thời tiết, dinh dưỡng,…

- Theo các nghiên cứu cho thấy:

+ Sầu riêng, nhóm cây có múi (cam, bưởi, chanh): phố biến nhất

+ Nhãn, chôm chôm, xoài, mận, ổi: tác động sinh lý thấp, chủ yếu tác động bởi các yếu tố dinh dưỡng, thời tiết,…

3. Rụng trái sinh lý ảnh hưởng tới cây như thế nào?

Là phản ứng tự nhiên của cây để duy trì sự sống và nhiệm vụ duy trì nòi giống. Cây có thể tự đào thải 5-20% hoặc có thể lên tới 90% khi có kết hợp các tác động bất lợi.

Nếu các yếu tố kỹ thuật đúng, dinh dưỡng cân bằng, thời tiết ủng hộ, sức khỏe cây trồng tốt, thì áo lực rụng sinh lý không ảnh hưởng đến năng suất. Việc này có thể đánh giá bằng mắt thường và kinh nghiệm thực tế của nông dân.

Quan sát tỷ lệ rụng và các yếu tố liên quan để có thể can thiệp để hạn chế rụng sinh lý.

4. Quan sát và can thiệp khi nào?

Thời gian rụng quả: 

- Thời gian diễn ra rụng sinh lý: từ 4-6 tuần sau khi đậu trái đặc biệt với các loại cây có múi (sầu riêng, cam, quýt, bưởi, chanh…)

- Tùy thuộc vào loại cây mà có thể có nhiều đợt rụng nhưng thường sẽ rụng trong 4 tuần đầu và không quá 8 tuần.

Biện pháp can thiệp:

- Việc rụng sinh lý là tác động của hoocmon nội sinh ABA, thông qua vị trí tác động lên tầng rời. Vậy có loại Hoocmon nào có thể chống lại ABA? Đó chính là Gibberellic và Auxin. Việc đưa Gibberellic và Auxin ngoại sinh vào giúp GA3 và Auxin nội sinh trong cây để nồng độ của nó có thể chống lại nồng độ của ABA.

2 loại Gibberellic và Auxin ngoại sinh có thể đưa vào đó chính là: GA3 và NAA (Na-NAA)

Liều dùng: Trên sầu riêng, bưởi: dùng với nồng độ 5-10ppm. Lần 1: Sau đậu trái 1-3 tuần. Lần 2: Sau khi đậu trái: 3-6 tuần.

- Ngoài ra, sản phẩm được biết đến với cái tên “chất chống phân tầng rời” đó chính là 4-CPA-Na 98% hạn chế rụng trái non, chất được sử dụng rất nhiều cho các loại cây ăn trái như: Cam, quýt, bưởi, sầu riêng. Với nồng độ khuyến cáo được sử dụng từ 3-8ppm tương đương 3-8g/1000L nước.

- Sẽ có sự thay đổi các chất khác hoặc thay đổi lịch phun hạn chế tùy thuộc theo áp lực.

Đây mới chỉ là giải pháp chống lại ABA trong hạn chế rụng trái non thì còn nhiều vấn đề giải quyết: Dinh dưỡng, tăng khả năng thụ phấn, giảm sốc, thúc đẩy phân chia tế bào, ổn định tế bào và tăng tính liên kết, bảo vệ thành vách.

Mong rằng các thông tin trên hữu ích, chúc bạn đọc có một vụ mùa bội thu. 

Bình luận

Viết bình luận:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: