Những điều có thể bạn chưa biết về Kali dihydrogen phosphate (MKP)

Admin   28/02/20


Kali Hydro Photphat hay còn có tên gọi khác là Mono Potasium Phosphat, Kali phosphate, MKP, KH2PO4... loại phân trong sản xuất nống nghiệp ai ai cũng biết đến bởi tính hiệu quả, sự tiện dụng khi sử dụng.

Ban đầu MKP được áp dụng để phun qua lá, sau này phổ biến hơn MKP được đưa vào sử dụng cho hệ thống tưới nhỏ giọt và sản xuất phân bón. Hàm lượng của MKP có hàm lượng K2O: 35%; P2O5: 52%… khi sử dụng đối với cây ăn trái hiệu quả được thấy rất rõ ràng, đó là thúc đẩy cho sự phát triển của rễ, tăng khả năng quang hợp và tăng hàm lượng đường trong trái cây. Đặc biệt có thể ứng dụng trong trồng cây thủy canh rất hiệu quả,... Cung cấp cùng 1 lúc nguyên tố dinh dưỡng Lân và Kali, không chứa Nitrat, Cl, tạp chất, an toàn đối với cây trồng. 

MKP loại phân bón mang lại hiệu quả cao khi sử dụng

MKP - loại phân bón mang lại hiệu quả cao khi sử dụng

1. Các thời điểm sử dụng MKP mang hiệu quả cao trên cây trồng

- MKP có thể được sử dụng trong suốt thời kỳ tăng trưởng của cây trồng, nhưng để thấy được hiệu quả sau khi sử dụng, cây hấp thụ được tốt nhất thì nên bón cho cây trồng vào các giai đoạn phát triển cụ thể của cây.

- Ví dụ như đối với cây ăn quả nên bón vào các giai đoạn như: giai đoạn sau khi thu hoạch, giai đoạn cây phân biệt nụ hoa, giai đoạn cây nuôi quả non và giai đoạn trước khi thu hoạch. 

- Sử dụng MKP phun cho cây trồng với nồng độ từ 0,2-0,3% nghĩa là chẳng hạn với bình 15L nước nên sử dụng 30-50g MKP phun cho cây.

- Thời điểm phun hợp lý nhất là phun trước 9h sáng hoặc trước 4h chiều, khi phun nhiệt độ môi trường không quá 30oC và không thấp hơn 13oC.

Bán Kali Hydro Photphat (MKP, KH2PO4) bón lá

Xem thêm > Kali Hydrophosphate (MKP)

2. MKP có tác dụng để kiểm soát sự phát triển của cây con

- Trong trường hợp cây con phát triển ở điều kiện bị thiếu ánh sáng hoặc do thừa đạm kiến cho cây có hiện tượng vóng, lốp dễ đổ. Lúc này nên sử dụng MKP với nồng độ 0,1-0,2%, phun cho cây 2-3 lần mỗi lần cách nhau 7-10 ngày cây con sẽ phát triển bình thường trở lại.

3. Kali dihydrogen phosphate có khả năng tích tụ chất khô trên cây trồng

- Sử dụng kết hợp Kali dihydrogen phosphate với đường nâu theo tỷ lệ: 0,2% MKP cộng với 0,5% dung dịch đường nâu phun trên cây trồng có thể làm tăng sự tích tụ chất khô trong cây trồng, đường nâu chứa axit amin, glucose và các nguyên tố vi lượng khác nhau, trong đó glucose có thể được sử dụng bởi thực vật thông qua hấp thụ trực tiếp, hàm lượng axit amin trong dung dịch đường nâu tương đối nhỏ, và có thể thêm dung dịch urê 0,1%.

- Bằng cách kết hợp này, MKP + đường nâu + urê là một giải pháp dinh dưỡng hoàn chỉnh theo yêu cầu đẻ sản xuất phân bón. Đồng thời, nó có tác dụng phòng ngừa tốt đối với nấm mốc xám và bệnh sương mai. Cần lưu ý rằng đường nâu rất dễ thu hút rệp và an toàn hơn khi thêm một số loại thuốc trừ sâu như imidacloprid khi phun thuốc.

Bán Brassinolide 0.15% SP (Giải độc cây trồng) Hormone thực vật tan trong nước

Xem thêm > Brassinolide 0,15SP

4. MKP kết hợp với Brassinolide, tăng khả năng chịu lạnh, chịu hạn cho cây trồng 

- Brassinolide là một loại hormone thực vật có thể điều chỉnh khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của thực vật. Phốt pho và kali có trong MKP sau khi được phun trong nửa giờ, nó có thể được cây hấp thụ.

- Có thể bón các loại phân bón cho cây trồng trước khi sử dụng MKP và Brassinolide. Sau khi phun, cây trồng có thể hấp thụ chất dinh dưỡng đến mức tối đa. 

- Để tối đa hóa khả năng chịu hạn của cây. Phun 0,2% MKP + Brassinolide 0.01-0.05ppm trước khi bước vào mùa để tăng lại khả năng chịu lạnh của cây trồng.

5. Lưu ý khi sử dụng MKP cho cây trồng

- Độ pH của MKP nằm trong khoảng từ 4,4 đến 4,7. Nó có tính axit và không thể được sử dụng với các loại thuốc trừ sâu có gốc kiềm, chẳng hạn như các chế phẩm đồng như dung dịch Bordeaux, và các chế phẩm cacbonat và phân bón lá có chứa canxi và magiê.

Bình luận

Viết bình luận:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: