Kỹ thuật phục hồi cho cây ăn trái sau khi thu hoạch? Giải pháp cho cây yếu? cây ổn định?

Admin   30/06/23

Kỹ thuật hồi phục cho cây ăn trái sau thu hoạch, vấn đề quan trọng đối với bà con nhà vườn. Không phải cứ cung cấp nhiều dinh dưỡng cho cây là đủ, không phải cứ kích rễ hồi phục là được, mà quan trọng ở đây đó chính là kỹ thuật xử lý như thế nào? Sau bao nhiêu ngày sau thu hoạch thì bón phân? Nên kích rễ trước hay cho bón phân trước? Sản phẩm kích rễ nào phù hợp, hiệu quả cho cây sau thu hoạch? Nên phun lá hay bón gốc cho cây sau thu hoạch?... và còn nhiều câu hỏi được đặt ra xung quanh vấn đề này. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ cho bạn đọc nguyên lý, kỹ thuật xử lý chung đối với nhóm cây ăn quả, cụ thể cây suy yếu, cây ổn định sau khi thu hoạch.

Giai đoạn hồi phục cho cây sau thu hoạch là giai đoạn rất quan trọng. Nó là bước nền móng cho các giai đoạn tiếp theo trên cây trồng. Xử lý đúng giúp cây nhanh hồi sức sau thời gian nuôi quả, hồi phục lại bộ rẽ, bộ lá, quản lý sâu bệnh hại, cải tạo lại đất sau quá trình chăm sóc...

Chăm sóc cây ăn trá sau thu hoạch, giai đoạn rất quan trọng đối với chu trình phát triển của cây

Chăm sóc cây ăn trái sau thu hoạch - giai đoạn rất quan trọng đối với chu trình phát triển của cây

Bước 1: Cắt tỉa, cải tạo đất rửa cây sau thu hoạch

Sau khi thu hoạch xong không phải cung cấp dinh dưỡng cây luôn bởi cây trồng không thể hấp thụ được dinh dưỡng ngay lập tức, bởi lúc này cây yếu, sức để kháng với sâu bệnh thấp, vậy quan trọng lúc này là cắt tỉa cây, rửa cây, xử lý nấm bệnh rồi mới cung cấp phân bón hồi phục sau.

- Cắt tỉa: cắt tỉa cành sâu bệnh, cành trong tán, tàn dư cuống trái, cành khô, cành không hiệu quả, cành bị nấm bệnh…

- Rửa cành: Dùng Copper hoặc Mancozed nếu cây bị nấm bệnh sau thời điểm thu hoạch: Nấm hồng, đốm rông thì sẽ sử dụng thuốc bệnh phun phủ toàn bộ vết thương mới cắt hoặc các điểm đang phát triển bệnh, phun nhắc lại 5-7 ngày.

- Trường hợp vườn có tỷ nấm bệnh thấp sử dụng tinh vôi để giảm chi phí, phun phủ cành lá hoặc tưới đẫm mặt đất.

- Xới nhẹ đất bề mặt tạo sự thông thoáng.

Xem thêm > Cách xử lý tăng khả năng đậu hoa, đậu quả, giảm hiện tượng rụng trái non trên vải, nhãn đạt hiệu quả cao.

Bước 2: Bổ sung phân bón cho cây sau thu hoạch

- Lần 1: Phân bón hòa tan: Kali Humate Chelate: 1-2g/L hoặc 50-100g/gốc + NPK 10-50-10: 2g/L + Amino Acid hoặc đam cá: 2-3g/1L

- Lần 2: Sử dụng Combo 01 Siêu kích thích ra rễ để hồi phục lại bộ rễ, kích thích sự phát triển rễ. 

Bán Combo 01: Siêu kích rễ T-ROOT (bộ nguyên liệu đầy đủ tặng kèm công thức pha chế)

Xem thêm > Combo 01: Bộ nguyên liệu phối trộn sản phẩm siêu kích rễ

Đối với các loại cây ổn định có thể kết hợp cùng 1 lúc vừa kích rễ vừa tưới NPK + hữu cơ để đỡ công, tiết kiệm chi phí.

- Lần 3: Sau 3-4 dùng phân hòa tan thì tiến hành bón gốc. Lượng tùy thuộc vào từng đối tượng cây trồng, độ tuổi cụ thể.

- Lần 4: Nếu sau lần 3 từ 4-5 ngày mã rễ chưa có nhiều thì tiến hành lại lần 2.

Sau khi thấy rễ hình thành tốt tiến hành kéo đọt

Công thức: Gibberellic Acid 90% (GA3): 10ppm + NPK 30-10-10: 2g/L + Amino Acid: 2g/L + Combi 02: 1g/L nước

Hoặc có thể dùng Combo 03 – Công thức siêu kích chồi và bổ sung thêm NPK 30-10-10 riêng.

Bán Combo 03: Siêu kéo chồi, mở lá, kéo lóng, cao cây, rễ khỏe (Bộ nguyên liệu tặng kèm công thức pha chế)

Xem thêm > Combo 03: Siêu kéo chồi, mở lá, kéo lóng, cao cây, rễ khỏe (Bộ nguyên liệu tặng kèm công thức pha chế)

Tùy vào tình trạng và sức khỏe của cây thì cân nhắc thời gian kéo đọt nhắc lại từ 7-10 ngày và đồng thời phải quản lý tốt tình hình sâu bệnh hại trên cây.

Sau khi cây đã đi đọt mới, lúc này cây xem như đã được phục hồi, lúc này hỗ trợ dưỡng đọt và cung cấp thêm phân bón.

Xem thêm > Vi nấm trắng, vi nấm xanh diệt nhện đỏ, bộ trĩ, rầy... an toàn, không kháng thuốc

Lưu ý chung khi áp dụng kỹ thuật phục hồi cho cây sau khi thu hoạch

- Là giai đoạn sử dụng nhiều phân bón nên nước tưới phải đầy đủ, tưới đẫm, tưới nhiều (tránh tràn) để hòa tan phân bón, rễ hấp thu hiệu quả.

- Kết hợp luôn với các sản phẩm có chứa Trichoderma như BIO FA hoặc BIO FTN khi bón các dòng phân bón hữu cơ để xử lý xác bã thực vật chưa phân hủy trên nền đất. Đồng thời hỗ trợ đối kháng nấm bệnh như nấm Phytopthora với những cây ăn trái như nứt thân, xì mủ, đối tượng gây hại đáng nguy hiểm đặc biệt ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

- Quản lý tốt nấm bệnh trên thân lá và sâu rầy.

- Đối với vườn bị bệnh nặng thì dừng phương án phục hồi, giải quyết nấm bệnh trước, phục hồi sau. Trường hợp trong vườn có số ít cây bị bệnh thì vẫn xử lý nấm bệnh tước, phục hồi sau.

Tóm tắt lại:

Sau khi thu hoạch không nên cung cấp dinh dưỡng cây ngay, để cây nghỉ ngơi từ 10-15 ngày. Trong thời gian này tiến hàng cắt cành, tỉa tán rửa vườn, xem như "thay áo mới" cho cây. Sau đấy tiến hành dùng phân hòa tan và kích rễ, tưới gốc. Sau 5-10 ngày tưới gốc thì tiến hành bổ sung bón gốc cung cấp dinh dưỡng lâu dài. Khi rễ hình thành nhiều có những dấu hiệu cho bật chồi tiến hàng phun hỗ trợ kích đọt và tưới kích rễ + phân NPK hoàn tan.

Mong rằng các thông tin trên là hữu ích, chúc nhà vườn có một vụ mùa bột thu!

Bình luận

Viết bình luận:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: